Dịch bệnh đang được kiểm soát, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố đã được phép mở cửa đón khách nhưng không quá 30% tổng số phòng. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, đa số các cơ sở lưu trú trên địa bàn vẫn đang đóng cửa, chờ tín hiệu khả quan từ nguồn khách du lịch. Sau nhiều ngày vắng bóng, trên một số trang fanpage chuyên đặt phòng khách sạn đã bắt đầu đăng các bài viết mời khách đặt phòng tại Đà Nẵng với giá khá ưu đãi. Thực tế, qua trao đổi với những người làm dịch vụ nhận đặt phòng. Có thể do lo ngại dịch bệnh và kinh tế hạn hẹp nên người dân chưa nghĩ đến chuyện đi du lịch, nghỉ dưỡng…Khách sạn chưa mở nhiều, tuy đã lên kế hoạch cho Đà Nẵng: Khôi phục du lịch tại chỗ. Đó là cách để duy trì nền duy lịch nhưng vẫn hiện nay lượng khách chưa nhiều
Theo quy định của thành phố
Các cơ sở lưu trú được mở cửa trở lại đón khách lưu trú không quá 30% công suất tổng số phòng hiện có. Trường hợp 100% khách hàng đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi Covid-19 trong vòng 6 tháng thì cho phép lưu trú không quá 50% tổng số phòng hiện có. Ghi nhận cho thấy, phần lớn chủ các cơ sở lưu trú đều rất thận trọng trong việc mở cửa trở lại bởi hiện nay mới chỉ có dịch vụ lưu trú còn các hoạt động khác như nhà hàng, ăn uống, dịch vụ đi kèm vẫn chưa được phép.
Du lịch còn có nhiều hạn chế
Giám đốc khách sạn Mường Thanh Luxury (quận Ngũ Hành Sơn) Nguyễn Văn Duẩn cho rằng, Đà Nẵng là thành phố du lịch, có cả ngàn khách sạn nên nếu mở cửa để phục vụ nguồn khách tại chỗ (người dân Đà Nẵng) thì lượng khách không nhiều. Lượng khách nội địa cũng chưa nhiều vì các hoạt động vận chuyển đi lại còn hạn chế bởi quy định phòng, chống dịch ở mỗi địa phương khác nhau.
Phó Giám đốc Sở Du lịch nhận định
Ông Nguyễn Xuân Bình cho hay, qua nắm thông tin cũng như đi kiểm tra thực tế tại một số tuyến đường ven biển và trung tâm thành phố như Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp, Trần Phú, Yên Bái, Nguyễn Văn Linh…., đa số khách sạn chưa hoạt động trở lại. Riêng các khách sạn, căn hộ du lịch có khách lưu trú dài hạn từ trước dịch hiện vẫn đang duy trì mở cửa. Một số cơ sở lưu trú đón rải rác khách công vụ tập trung chính tại các khách sạn 4-5 sao và tương đương như: Novotel, Sala Danang Beach, Minh Toàn Galaxy, Altara Suites, Hyatt Regency, Belle Maison Parosand, Mường Thanh Luxury Sông Hàn, Sông Hàn Đà Nẵng, Nalod và khách sạn nhỏ như Sông Thu, Bình Dương, Ánh Nguyệt, Seahorse, Mercury… Hiện nay, một số đơn vị dự kiến hoạt động lại trong tháng 10 như:
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort (6-10)
- Vinpearl Đà Nẵng Resort and Spa (8-10), Furama Resort Danang (11-10)
- Mường Thanh Luxury Danang (15-10)
- Danang Golden Bay, Melia (tháng 11).
Các khách sạn còn lại đa số chưa xác định được thời gian mở cửa lại hoặc không có kế hoạch mở cửa trở lại cho đến năm 2022.
Nên có phương án, kế hoạch mở cửa đồng bộ
Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam (Vitours) Lê Tấn Thanh Tùng, qua các đợt chống dịch của Đà Nẵng, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn luôn sẵn sàng mở cửa khi hoạt động du lịch trở lại. Với kinh nghiệm từ các đợt dịch trước cho thấy, mỗi doanh nghiệp đều có kịch bản của riêng đơn vị mình.
“Tuy nhiên, muốn phục hồi các hoạt động du lịch, bên cạnh việc phải kiểm soát tốt dịch bệnh thì Chính phủ, thành phố nên có phương án, kế hoạch đồng bộ: có thể là kế hoạch sống chung với dịch sau khi toàn dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin; thống nhất trong việc mở cửa hoạt động trở lại bao gồm cả doanh nghiệp, người lao động, vận chuyển, dịch vụ… Thời gian này Đà Nẵng đang mùa mưa bão, việc mở cửa đón khách sẽ khó nhưng thành phố có thể tranh thủ dịp này để tiêm đủ 2 mũi vắc-xin cho người dân; tới tháng 12-2021 đồng loạt mở lại các hoạt động đón khách vào dịp Tết là phù hợp”, ông Tùng đề xuất.
Theo đánh giá của ngành du lịch
Khó khăn lớn nhất của các đơn vị hiện nay là nguồn khách. Từ năm 2020 đến nay, các cơ sở lưu trú đã nhiều lần khởi động trở lại, tốn kém chi phí bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp dịch vụ nhưng liên tục bị đóng cửa vì dịch bệnh. Các khách sạn đã mở cửa hoạt động trở lại dự kiến trong năm 2021 chủ yếu phục vụ khách địa phương thông qua các hoạt động nhà hàng, ẩm thực, hội nghị, tổ chức các sự kiện họp mặt đặc biệt vào dịp cuối năm và khách ngoại giao công vụ đến Đà Nẵng.
Phần lớn các đơn vị đều đề xuất các sở, ban, ngành xem xét
Về việc nới lỏng hoạt động các dịch vụ tại các cơ sở lưu trú để phục vụ khách trong khuôn khổ cho phép. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu phục vụ khách, bù đắp thiếu hụt đối với doanh thu bán phòng; đồng thời bảo đảm thực hiện mục tiêu kép “vừa khôi phục phát triển kinh tế vừa bảo đảm phòng, chống dịch”, giữ gìn an toàn cho khách du lịch, nhân viên phục vụ và cộng đồng.
Yêu cầu tiêm đủ 2 mũi vắc-xin
Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú cũng đang chờ người lao động được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và nối lại các hoạt động vận tải liên tỉnh, hoạt động của các đường bay nội địa thường kỳ trong nước. Các cơ sở lưu trú hy vọng sẽ đón nguồn khách nội địa từ các địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh trên cả nước đến Đà Nẵng vào dịp lễ Giáng sinh và năm mới 2022.
Xây dựng các sản phẩm du lịch, định hướng thị trường khách
Doanh nghiệp Đà Nẵng sẵn sàng đón khách quốc tế. Tuy nhiên, trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng đang tiến hành khảo sát trực tuyến dành cho du khách nội địa từ ngày 19-9 đến ngày 21-10-2021 trên Cổng thông tin du lịch thành phố Đà Nẵng (Danangfantasticity.com). Khảo sát này sẽ giúp những người làm du lịch nắm bắt tổng quan về tình hình thị trường, nhu cầu du lịch, hành vi và xu hướng của du khách sau Covid-19; cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm du lịch của khách hàng.
Hiện Sở Du lịch cũng đang trình lãnh đạo thành phố 2 phương án đón khách gồm: “Đón và phục vụ khách du lịch nội địa trong tình hình bình thường mới” và “Phương án thí điểm đón và phục vụ khách quốc tế đến Đà Nẵng trong tình hình bình thường mới”.
Cả hai phương án đều được xây dựng lộ trình đón khách cụ thể trên cơ sở bảo đảm các biện pháp an toàn, phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm từng bước phục hồi, phát triển ngành du lịch.