Nguyễn Hoàng Việt (SN 1997), phường Hải Châu 1, quận Hải Châu vừa trở về sau chuyến trekking (đi bộ) kéo dài 2 ngày 1 đêm cùng nhóm bạn tại khu vực Giếng Trời thuộc địa bàn xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Đây là chuyến đi thứ ba của anh sau khi các hoạt động ở Đà Nẵng dần trở lại trạng thái “bình thường mới” từ giữa tháng 10. Việt nói, để đến được Giếng Trời, cả nhóm cùng nhau băng qua những ngọn đồi, len lỏi dưới tán rừng, vượt qua con dốc dựng đứng hay những con suối cạn, dài hơn 10 cây số. Chuyến đi khá thú vị khi các bạn lặn bắt ốc suối, cua đá, câu cá hoặc hái rau dớn, hoa chuối rừng làm thực phẩm thưởng thức sau những sải bơi mát lạnh giữa Giếng Trời…
Trải nghiệm trong thành phố
Thời gian phải ở nhà vì dịch bệnh khiến Việt thèm cảm giác được rong ruổi trên những cung đường. Vì lẽ đó, ngay khi Đà Nẵng nới lỏng các biện pháp phòng dịch, Việt không ngần ngại rủ nhóm bạn cùng tham gia chuyến trekking ra vùng ngoại ô. Những địa điểm Hoàng chọn là bán đảo Sơn Trà và một số cung đường thuộc khu vực núi Bà Nà – Núi Chúa. Việt chia sẻ, bản thân thích du lịch, trải nghiệm nhưng không thích gò bó trong chuỗi lịch trình và khung giờ cụ thể. Đây cũng là lý do khiến Việt mê mẩn loại hình du lịch tự do với những bữa ăn tự nấu, ngủ lều và khám phá những cánh rừng, ao hồ ven thành phố.
Hành trình chuyến đi
Việt là người ưa xê dịch nên hành lý của anh luôn có sẵn vài bộ quần áo dài, chất liệu co dãn, nhẹ, ít bám gai, mũ vải, giày đế cao su, găng tay, tất chân, đồ dùng vệ sinh cá nhân, máy ảnh gọn nhẹ và lều vải… Trước mỗi chuyến đi, Việt để thêm vào ba lô ít bánh kẹo, nước uống và chút gia vị mắm, muối, mì chính, đường, tiêu, phòng khi cần thì sử dụng. Việt cho hay, anh đã lên sẵn một danh sách dài những địa điểm hấp dẫn mình sẽ lui tới trong tương lai, như:
- Thác Mây Treo
- Suối Cẩm Hương
- Đỉnh Ba-đờ-phoọc… ở phía tây thành phố.
“Điểm đặc biệt của những địa chỉ trekking là chúng nằm sâu trong núi, đường đi khó khăn nên ít người biết đến.
Điểm đến lý tưởng của nhiều bạn trẻ
Nguyễn Thị Hồng Minh (phường An Khê, quận Thanh Khê) cho hay, bản thân lên kế hoạch đi hồ Hòa Trung cuối tuần này. Theo chị Minh, thông thường mọi người sẽ chọn đến hồ Hòa Trung vào mùa hè, khi mực nước hồ xuống thấp, hiện ra nhiều bãi bờ thoai thoải xanh tươi, rộng ngút mắt. Tuy nhiên, trong thời điểm không thể đi du lịch xa, thì rủ nhau lên Hòa Trung chèo thuyền là ý tưởng tuyệt vời. “Hồ Hòa Trung khá đẹp, phù hợp cho những buổi dã ngoại, chụp hình kết hợp cắm trại, chèo thuyền hay nướng thức ăn bên bờ hồ. Nhóm chúng tôi đã vài lần đến đây chèo kayak và lần này quyết định mang theo sup (ván đứng) để trải nghiệm cảm giác bơi sup giữa lòng hồ”, chị Minh hồ hởi nói.
Khu nghỉ dưỡng nhiều ưu đãi
Từ giữa tháng 10, nhiều địa chỉ lưu trú 4, 5 sao tại Đà Nẵng mở cửa trở lại, đưa ra mức giá cực kỳ hấp dẫn. Đà Nẵng : An toàn, hấp dẫn trải nghiệm du lịch tour miễn phí. Đơn cử, tại khu nghỉ dưỡng Risemount Premier Resort Danang (quận Ngũ Hành Sơn), khách chỉ cần trả 850.000 đồng để được trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng 5 sao kèm miễn phí ăn sáng, trà, cà phê cho 2 người lớn và 1 trẻ em.
Hệ thống Topbooking Đà Nẵng
Cũng bắt đầu khởi động lại dịch vụ hỗ trợ đặt phòng khách sạn từ đầu tháng 10. Chị Đặng Thị Phương Thảo, quản lý hệ thống Topbooking cho hay, đối với dịch vụ du lịch tại chỗ, ngoài trào lưu trải nghiệm, khám phá trong ngày, người dân Đà Nẵng chỉ ưu chuộng hình thức nghỉ dưỡng trong các resort, villa hạng sang, như:
- Ocean Villas
- Ocean Estate
- The Point Villa, Furam
- Vinpearl Resort & Spa
- Risemount
- Các loại hình khách sạn căn hộ như K-house, Chi house… Ngoài ra, Đà Nẵng còn xây dựng nhiều dự án nghỉ dưỡng như Dự án Asiana Đà Nẵng, trọn cảm xúc nghỉ dưỡng.
Theo chị Thảo, dù thích loại hình du lịch, nghỉ dưỡng nhưng tâm lý người dân hiện nay vẫn muốn bảo vệ bản thân an toàn trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên họ chỉ chọn loại hình nghỉ dưỡng có không gian rộng hoặc khép kín. “Để bảo đảm an toàn cho khách, Topbooking ưu tiên giới thiệu biệt thự nguyên căn, hoặc các resort, villa áp dụng các biện pháp phòng dịch theo quy định như khai báo y tế, nội quy di chuyển, trang bị nước sát khuẩn… Thường thì Topbooking chỉ giới thiệu khách những địa điểm lưu trú chưa vượt quá 50% công suất phòng dể hạn chế tập trung đông người, bảo đảm không gian nghỉ dưỡng, thư giãn cho khách”, chị Thảo cho hay.
Thận trọng mở lại các dịch vụ lưu trú
Mới đây, một cuộc khảo sát của Trung tâm Xúc tiến du lịch thành phố về nhu cầu du lịch của người dân địa phương cho kết quả:
- 86,7% có nhu cầu đi du lịch tại chỗ
- 6,7% không đi đâu do tâm lý lo ngại dịch bệnh
- hoặc lý do tài chính và 6,6% lựa chọn đi du lịch địa phương khác.
Kết quả dựa trên bảng trả lời 11 câu hỏi khảo sát của 3.061 người, trong đó tập trung vào các yếu tố như:
- Lý do chọn đi du lịch tại chỗ
- Hình thức du lịch
- Di chuyển, lưu trú,
- Thời gian tổ chức
- Khả năng chi tiêu cho chuyến đi
- Đánh giá mức độ yêu thích các điểm đến
- Chất lượng dịch vụ tại Đà Nẵng…
Chị Nguyễn Thị Mai (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà), người tham gia trả lời bảng khảo sát cho hay, yếu tố chị quan tâm nhất khi chọn du lịch tại chỗ là những chính sách về giá cũng như không gian, dịch vụ nghỉ dưỡng đi kèm, biện pháp phòng dịch tại cơ sở lưu trú. “Hiện nay, các khu vui chơi, giải trí phục vụ trẻ em vẫn chưa mở lại nên tụi nhỏ vẫn phải quanh quẩn ở nhà cùng ba mẹ. Do đó, chúng tôi đang tận dụng những ngày nghỉ cuối tuần, sắp xếp cho con đi chơi để con có thể bơi hồ, ăn uống, thư giãn sau chuỗi dài ở nhà vì ảnh hưởng dịch bệnh”, chị Mai chia sẻ.
Du lịch tại chỗ (staycation) đánh giá là hình thức du lịch phù hợp
Trào lưu này được các tín đồ mê du lịch ví von như một chuyến đi chơi tại chính nơi bạn sinh sống mà không cần di chuyển ra khỏi phạm vi thành phố, đất nước. Nắm bắt xu thế này, Sở Du lịch Đà Nẵng cũng bắt đầu khởi động chương trình “Người Đà Nẵng du lịch Đà Nẵng”. Liên tục tạo ra nhiều hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư phát triển.
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Tổng Giám đốc Furama Resort cho hay, ngoài các biện pháp phòng dịch đơn thuần, đơn vị cũng đang áp dụng biện pháp test nhanh Covid-19 cho khách có nhu cầu lưu trú. “Thật sự chúng tôi không còn tâm trạng háo hức mở cửa đón khách mà là tâm trạng theo dõi xem tình hình dịch bệnh diễn biến thế nào, thành phố có các chính sách quản lý, phòng, chống dịch bệnh ra sao, các thị trường trong nước và quốc tế đã mở cửa cho du khách đi lại chưa. Quan trọng hơn là làm thế nào để duy trì hoạt động có lãi khi giá phòng phải liên tục giảm sâu để thu hút khách”, ông Quỳnh phân vân.
Trong khi đó, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố cho rằng, để người dân yên tâm du lịch tại chỗ, thành phố cần tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn phòng dịch, như đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin cho lao động ngành du lịch, dịch vụ, đồng thời xây dựng kế hoạch khôi phục, phát triển du lịch trung hạn và dài hạn rõ ràng, cụ thể để các ngành, lĩnh vực thích ứng với vấn đề sống chung, an toàn cùng dịch bệnh.
TIỂU YẾN