Do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên ngày 20-5, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên xảy ra nắng nóng trên diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Riêng vùng núi Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày trong đợt nắng nóng này phổ biến 45-65%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 12-17 giờ.
Ngày 20-5, khu vực Bắc Bộ xảy ra nắng nóng trên diện rộng. Ảnh minh họa: TTXVN |
Tại Thủ đô Hà Nội, ngày 20-5 có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 50-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 12-17 giờ. Đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 24-5.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nhận định, ngày 20-5 nguy cơ gây hại của tia cực tím ở các tỉnh, thành phố Bắc Bộ tăng lên mức rất cao đạt mức từ 9 đến 10, ngoại trừ thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đạt mức cao từ 6 đến 7.
Khu vực Bắc Bộ, chỉ số tia cực tím ở các thành phố Hải Phòng, Hà Nội đạt mức cao nhất là 9, gây hại cao từ 12-14 giờ; thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) ở mức cao nhất là 7 và gây hại cao từ 12-13 giờ.
Khu vực Trung Bộ, chỉ số tia cực tím tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cao nhất cả nước, đạt mức 9.8 lúc 12 giờ. Chỉ số tia cực tím tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) là 9.2; Đà Nẵng là 9.2 lúc 11-13 giờ; thành phố Hội An (Quảng Nam) chỉ số tia cực tím đạt mức cao nhất là 8.9 và chỉ gây hại từ 10-12 giờ.
Ở khu vực Nam Bộ, tại TP Hồ Chí Minh, các thành phố Cần Thơ, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) chỉ số tia cực tím cao nhất đạt 9.4, nguy cơ gây hại rất cao từ 10-13 giờ.
Dự báo, chỉ số tia cực tím, cực đại tiềm năng trong 3 ngày tiếp theo. Các tỉnh, thành phố miền Bắc, phổ biến đều có nguy cơ gây hại cao. Riêng Hải Phòng ngày 21 đến 23-5, thành phố Hạ Long ngày 23-5 có nguy cơ gây hại rất cao lần lượt là 8, 9. Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục duy trì mức nguy cơ gây hại rất cao lần lượt là 9, 10.
Thời tiết có nắng, đặc biệt ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ đang nắng nhiều và kéo dài nhiều giờ trong ngày. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên áp dụng các cách phòng tránh để cơ thể giảm mức thấp nhất ảnh hưởng từ tia cực tím.
Khi ra đường, người dân cần mặc quần áo bảo hộ, dùng mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai, đeo kính râm để bảo vệ mắt – lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99-100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh, sử dụng kem chống nắng đều đặn, ngay cả khi trời nhiều mây, đặc biệt chú ý hơn trong khung giờ bức xạ tia cực tím gây hại cao nhất.
Trẻ em cần được đặc biệt bảo vệ do da của trẻ nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, người dân không nên quá sợ tác hại của ánh nắng mà chỉ cần hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ.
Theo Báo Tin tức
Bằng những trải nghiệm của mình, Dương Xuân Phi (32 tuổi) đã truyền cảm hứng…
Nhiều ưu đãi và trải nghiệm phong phú, đặc sắc cho đủ mọi đối tượng…
Cùng với sự chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt của cơ quan quản…
Hai chữ “bình thường”, nghe rất bình thường nhưng thế giới, trong đó có Việt…
Nguyễn Hoàng Việt (SN 1997), phường Hải Châu 1, quận Hải Châu vừa trở về…
Ngày 17-11, UBND thành phố có phương án thí điểm đón và phục vụ khách…