Hai chữ “bình thường”, nghe rất bình thường nhưng thế giới, trong đó có Việt Nam, phải mất mát biết bao nhiêu và đánh đổi rất nhiều nguồn lực mới tạm có được. Vì thế, kỳ vọng “bình thường” là mong muốn chính đáng, bảo đảm an toàn trong trạng thái mới. Vì sao vậy? Nước Úc đã từng bế quan tỏa cảng nghiêm ngặt hồi tháng 6 năm nay, mọi thứ ngỡ như đã ổn cho đến khi biến thể Delta xuất hiện. Đóng cửa biên giới, phong tỏa New South Wales, Canberra, Melbourne… với quyết tâm “Zero Covid” (quét sạch Covid) nhưng không thành, nước Úc nhìn lại thì thấy đâu chỉ riêng mình mà toàn cầu chẳng ai cản nổi đà lây lan kinh hoàng của chủng virus này. Thôi thì “thắng làm vua, thua… làm lại”, bèn thay đổi chiến lược, theo đó đẩy mạnh tiêm chủng ngừa Covid-19, khi tỷ lệ vắc-xin đạt độ phủ theo yêu cầu thì sẽ nới lỏng giãn cách xã hội. Từ tháng 8-2021, Thủ tướng Úc Scott Morrison phát đi thông điệp: “Đã đến lúc trả lại cho người dân Úc cuộc sống bình thường”.
Cuối tháng 10-2021 bàn về việc biến chủng mới của virus Delta có tên là AY.4.2. đã xuất hiện ở xứ sở chuột túi. Trong lúc AY.4.2. đang lan ra khoảng 45 quốc gia và hầu hết các nước đều lo ngay ngáy với chủng mới này thì các nhà virus học Úc tuyên bố chắc nịch: “Sự trỗi lên của biến thể Delta mới không làm chậm quá trình mở cửa biên giới quốc tế trở lại của đất nước chúng ta!”.
Điểm chung của hai nước là lấy vắc-xin làm chìa khóa mở cửa “ngôi nhà an toàn”, đồng thời thay đổi lối sống: thích nghi linh hoạt, an toàn với virus, hay nói rõ hơn là sống chung với Covid-19. Từ tháng 6-2021, thay vì phát hiện – truy vết – cách ly – phong tỏa – điều trị, đảo quốc Sư tử chọn con đường chiến lược là đẩy nhanh tiêm vắc-xin song song với nâng cao năng lực y tế nhằm giảm mạnh số trường hợp nhập viện điều trị và số ca tử vong do mắc Covid-19. Và khi tỷ lệ tiêm vắc-xin toàn dân đạt độ phủ trên 75%, Singpore mở cửa trở lại, đồng thời đề nghị mở hành lang đi lại (travel corridor) với hàng loạt quốc gia.
Và sẽ công nhận trong nay mai trên tiến trình quốc gia châu Đại Dương này đang từng bước mở cửa biên giới quốc tế khi tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 ở nước này đã lên tới 75%, tỷ lệ này càng tăng thì Úc mở cửa quốc tế càng rộng. Theo lộ trình mở cửa 3 giai đoạn, từ ngày 1-11-2021, công dân Úc tiêm đủ 2 mũi vắc-xin được phép đi du lịch nước ngoài và đến giai đoạn 3, nước Úc sẽ đón khách đến du lịch hoặc nhập cảnh vì mục đích khác.
Láng giềng Thái Lan từ đầu tháng 11-2021 cũng mở cửa đón du khách sau 20 tháng “ngoại bất nhập”. Những thực tế nói trên giải thích cho lời tuyên bố của các nhà virus học Úc trên báo Sydney Morning Herald. Ấy là sau Delta hay AY.4.2. sẽ còn nhiều biến thể khác, vì vậy đừng bao giờ nghĩ tới “Zero Covid” nữa, mà hãy sẵn sàng cho cách sống mới với trạng thái “bình thường mới” (new normal).
Nhưng thế giới phải mất mát biết bao nhiêu và đánh đổi rất nhiều nguồn lực mới tạm có được. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cụ thể như chiều 8-6, Việt Nam có thêm 55 ca mắc mới Covid-19. Bởi lẽ, sau cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, hòa bình lập lại, khát vọng tiếp đến là tái thiết đất nước và phát triển. Khi đang trên đường phát triển vẫn luôn mong không chiến tranh, không thiên tai, không dịch bệnh… để quốc thái dân an. Vậy nhưng, dịch bệnh ập đến, đạt cực cấp đại dịch (pandemic), càn quét và tàn phá khiến chúng ta phải đương đầu và không chỉ tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng để phòng, chống mà còn mất đi hơn 22.000 sinh mạng (tính tới cuối tháng 10-2021), cùng với đó là tâm lý bất an trên diện rộng, kéo dài. Qua đợt dịch lần thứ 4 này, chưa bao giờ người Việt giữa thời bình mà có cảm giác sự sống mong manh đến thế. Thực tế nghiệt ngã ấy tác động rất nhiều đến tư duy, nhận thức và lối sống của tất cả. Vì vậy, hai chữ “bình thường” lại trở nên có giá trị lớn.
Wikipedia định nghĩa đó là “trạng thái kinh tế, xã hội… được thiết lập sau một cuộc khủng hoảng, nó khác với tình hình trước khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra”. Những cuộc khủng hoảng dẫn tới việc hình thành trạng thái “bình thường mới” sau đó có thể kể tới Thế chiến lần thứ I, cuộc tấn công khủng bố 11-9-2001, khủng hoảng tài chính 2007-2008, suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2012 hoặc đại dịch Covid-19… Nhiều báo cáo nghiên cứu đăng trên các chuyên san khoa học quốc tế cũng khẳng định sau đại dịch Covid-19, con người sẽ phải thay đổi cách sống, cách giao tiếp và cách bảo vệ sức khỏe bản thân so với trước.
Vừa qua là Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” (Nghị quyết 128) và Quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12-10-2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128 (Hướng dẫn 4800). Đây được đánh giá là “phao cứu sinh” cho chúng ta thoát ra khỏi thế bế tắc tạm thời, nhằm thực hiện mục tiêu kép:
Được ban hành vào thời điểm dịch bệnh tại nước ta (và trên thế giới) còn diễn biến phức tạp. Ghi nhận những ngày gần đây nhất cho thấy những “điểm nóng Covid-19” gồm Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương giảm sâu số ca mắc mới và tử vong nhưng nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ lại tăng mạnh số ca dương tính với SARS-CoV-2.
Dù “mỗi nhà mỗi cảnh” như vậy, nhưng cách thức, quy định phòng, chống dịch phải được thực hiện thống nhất trên toàn quốc – theo Nghị quyết 128; không tỉnh – thành nào được phép được bày ra “luật” riêng.
Người chẳng may mắc Covid-19 bây giờ thì nên có những hành động dưới đây
Những cơ sở y tế các tuyến bây giờ đã thôi quá tải, năng lực tiếp nhận và chữa bệnh đã tốt lên nhiều lần, nên bệnh nhân yên tâm hơn nếu có triệu chứng nặng phải nhập viện điều trị. Ngày nào truyền thông còn liên tục loan báo truy tìm F1, F2… đã tiếp xúc gần hoặc vào nơi từng có F0 nào đó lai vãng, bây giờ thì thông tin dạng này còn rất ít, khiến người ta bớt hẳn âu lo.
Ý thức người dân là yếu tố quyết định sự ổn định kéo dài của trạng thái “bình thường mới”. Trong lúc nguyên tắc 5K còn dựa vào sự tự giác tuân thủ của cộng đồng là chính và vắc-xin chưa phải là “áo giáp hoàn hảo” ngăn ngừa virus thì ý thức người dân là quan trọng nhất, bao trùm tất cả các yếu tố phòng, chống dịch khác. Nếu vô ý thức thì mọi sự phòng ngừa chẳng có giá trị gì!
DƯƠNG QUANG
Bằng những trải nghiệm của mình, Dương Xuân Phi (32 tuổi) đã truyền cảm hứng…
Nhiều ưu đãi và trải nghiệm phong phú, đặc sắc cho đủ mọi đối tượng…
Cùng với sự chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt của cơ quan quản…
Nguyễn Hoàng Việt (SN 1997), phường Hải Châu 1, quận Hải Châu vừa trở về…
Ngày 17-11, UBND thành phố có phương án thí điểm đón và phục vụ khách…
Đà Nẵng đã thay mặt cả nước và cùng cả nước đảm đương rất tốt…